Suy giãn tĩnh mạch là
biến chứng của suy van tĩnh mạch. Suy giãn tĩnh mạch chủ yếu xảy ra ở chân. Sau một thời gian bị suy
van tĩnh mạch, hiện tượng viêm và ứ trệ tuần hoàn trong lòng tĩnh mạch sẽ làm
cho thành của các tĩnh mạch bị yếu đi và giãn lớn ra.
Hệ thống tĩnh mạch ngoại biên của cơ
thể con người bao gồm tĩnh mạch nông, tĩnh mạch sâu và tĩnh mạch xuyên có tác
dụng nối hai tĩnh mạch nông và sâu lại với nhau. Do đó, cũng có 3 loại giãn
tĩnh mạch: giãn tĩnh mạch nông, giãn tĩnh mạch sâu và giãn tĩnh mạch xuyên.
Trong đó, giãn tĩnh mạch nông là hay gặp nhất.
Giai
đoạn sớm của Suy giãn tĩnh mạch, cho dù không thấy tĩnh mạch nổi ở chân hay các
biểu hiện nặng của bệnh như viêm tĩnh mạch, loét da…, thường xuất hiện một
trong các triệu chứng sau đây và kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, lặp đi lặp lại
mà không ảnh hưởng gì đến sức khỏe toàn thân (y học gọi là “tổng trạng vẫn bình thường”, là điểm quan trọng
nhất để phân biệt sưng phù do Suy tĩnh mạch với các loại phù chân khác do suy
tim, suy gan, suy thận hay do dị ứng toàn thân):
- Mỏi chân
- Sưng phù mắt cá chân
- Cảm giác châm chích và ngứa
- Vọp bẻ (chuột rút)
- Đau bắp chân (bắp chuối)
- Chân dễ bị bầm máu
- Sưng phù mắt cá chân
- Cảm giác châm chích và ngứa
- Vọp bẻ (chuột rút)
- Đau bắp chân (bắp chuối)
- Chân dễ bị bầm máu
Sưng
phù mắt cá chân (dùng ngón
tay ấn vào mắt cá chân, giữ tay trong vòng 5 giây rồi thả ra, thấy xuất hiện
một vết lõm của ngón tay chỗ vừa ấn vào, một hồi lâu sau mới hết lõm) là triệu chứng thường gặp và báo hiệu
bệnh bắt đầu chuyển sang giai đoạn suy giãn tĩnh mạch nặng. Nếu bạn để ý, dấu hiệu phù này xuất
hiện vào lúc chiều tối mỗi ngày (chính xác là vào cuối ngày làm việc, sau một
ngày đứng làm việc liên tục), nhưng càng về sau sưng phù ngày càng nhiều và
càng rõ, và xuất hiện sớm hơn trong ngày (trước đây chỉ sưng phù buổi chiều,
nay đến trưa là đã thấy sưng phù).
Điểm
đặc biệt của triệu chứng sưng phù mắt cá chân là sẽ “biến mất” vào buổi sáng,
sau khi ngủ dậy. Đó là lý do tại sao nhiều người cho là “bệnh giả bộ” và thường
không thấy quan trọng và bỏ qua, cho đến khi xuất hiện các triệu chứng nặng mới
đi khám bệnh.
Bầm
máu ở chân cũng là
một biểu hiện của suy giãn tĩnh mạch. Chân rất dễ bị bầm máu khi va chạm nhẹ vào các
vật cứng. Vết bầm ban đầu màu đỏ, lấy ngón tay đè mạnh vào không biến mất. Sau
đổi màu, ban đầu là sậm hơn, rồi đen, xanh, vàng và lợt dần rồi mất hẳn, và
không để lại sẹo hay dấu vết gì. Các vết bầm máu là xuất hiện là do mao mạch bị
căng tức do ứ máu, khi va chạm nhẹ cũng bị vỡ ra và làm xuất huyết dưới da. Khi
có vết bầm máu ở chân thì bạn nên đến khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác
hơn.
Ngày
nay, với kỹ thuật siêu âm mạch máu có thể phát hiện sớm bệnh Suy giãn tĩnh mạch. Bác
sĩ sẽ phối hợp với hỏi bệnh, khám lâm sàng và làm siêu âm mạch máu để xác định
bạn có bị suy giãn tĩnh mạch chưa, có biến chứng gì không. Phát hiện sớm bệnh sẽ có phương hướng hỗ trợ điều trị tốt hơn, hiệu quả hơn.
Mách nhỏ bạn
Bệnh suy giãn tĩnh mạch khiến cho nhiều người gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày cũng như trong công việc và làm mất thẩm mỹ. Kem Varikosette với nhiều thành phần thảo dược thiên nhiên, giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh suy giãn tĩnh mạch cũng như nuôi dưỡng vùng da bị bệnh khỏe mạnh hơn.
Kem Varikosette
Hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị chứng suy giãn tĩnh mạch
Công dụng của kem Varikosette:
- Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị chứng suy giãn tĩnh mạch
- Kích thích lưu thông máu, loại bỏ các khối máu đông bị mắc kẹt trong các tĩnh mạch
- Loại bỏ nhanh các dấu hiệu sưng phù, mệt mỏi của đôi chân
- Tái sinh, khử trùng vùng da bị giãn tĩnh mạch
- Chăm sóc và nuôi dưỡng làn da mềm mượt, khỏe mạnh
Cửa hàng Chăm sóc Sức khỏe Xuongkhop.org
Địa chỉ HN: Số 5 - Ngõ 4 - Đặng Văn Ngữ - Đống Đa - Hà Nội
Địa chỉ HN: Số 5 - Ngõ 4 - Đặng Văn Ngữ - Đống Đa - Hà Nội
Hotline: Ms Vân: 0978.53.2112 - Ms Châm: 0975.96.1551
0 nhận xét :
Đăng nhận xét