Ung thư đại tràng là một dạng bệnh
ung thư ác tính xuất hiện ở đường tiêu hóa. Bệnh ung thư đại tràng có tỷ lệ người
mắc bệnh cao, chỉ đứng sau ung thư dạ dày và ung thư thực quản, bệnh thường gặp
ở các bộ phận của đại trực tràng (chiếm tới 60%). Hầu hết những người mắc bệnh ở
độ tuổi 40 trở lên, độ tuổi 30 trở xuống chiếm khoảng 15%. Bệnh thường gặp ở
nam giới hơn là nữ giới, tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ là 2-3:1.
1. Polyp đại tràng
Người
bị polyp đại tràng nếu không hỗ trợ chữa trị kịp thời nếu để lâu ngày các polyp
có thể phát triển thành ung thư ruột già.
Những
người có tiền sử gia đình bị polyp có nguy cơ cao nhất mắc ung thư ruột già. Ở
một số gia đình, các thành viên có đến hàng trăm polyp ở trong đại tràng, trực
tràng. Việc tầm soát ung thư ngay từ nhỏ và được tư vấn về yếu tố di truyền của
bệnh lý này là rất cần thiết.
2. Chế độ ăn uống
Ruột
già nằm ở vị trí cuối của hệ tiêu hóa, chính vì vậy chế độ ăn uống đóng vai trò
vô cùng quan trọng trong sự phát triển của bệnh ung thư ruột già.
Các
nghiên cứu tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới cho thấy chế độ ăn nhiều chất
đạm từ thịt, mỡ động vật, sử dụng nhiều thức ăn được chế biến như nướng, rán,
kho, hun khói... hay thức ăn chứa nhiều cholesterol mà thiếu bổ sung chất xơ,
rau hoặc trái cây, quả béo... liên tục trong thời gian nhiều năm sẽ làm tăng
nguy cơ mắc ung thư ruột già.
Đồng
thời, các nghiên cứu cũng cho thấy người di cư từ những nơi có tỷ lệ mắc ung
thư ruột già thấp tới quốc gia có thói quen ăn nhiều thịt cũng sẽ dễ bị ung thư
ruột già như người bản địa tại quốc gia mới đến. Bạn có thể kiểm chứng trước
kia người Nhật Bản ít bị ung thư ruột già nhưng hiện nay tỷ lệ này nhiều hơn
bởi lẽ họ thay đổi thói quen ăn uống giống người phương Tây.
3. Bệnh viêm nhiễm đường ruột
Những
người đang bị các bệnh viêm nhiễm đường ruột như: bệnh Crohn, viêm loét đại
tràng cũng hay mắc ung thư ruột già hơn.
Một số
người không may mắn mắc bệnh viêm ruột (hai bệnh "viêm loét đại
tràng" và "viêm đại tràng hạt") nên thường bị đi đại tiện ra máu,
đau bụng, thi thoảng tắc ruột... Nếu sau 15 năm bệnh vẫn hay tái phát thì nên
cắt bỏ để giảm nguy cơ mắc ung thư và người bệnh không bị các triệu chứng trên
gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bởi lẽ, sau 25 năm mang bệnh thì khả
năng bị ung thư ruột già sẽ rất cao (8-30%)
4. Di truyền
Ung thư
ruột già cũng là một bệnh có tính di truyền, trong gia đình nếu bố mẹ bị ung
thư ruột già thì con cái cũng rất dễ mang bệnh. Người bệnh bỗng chốc xuất hiện
trong màng ruột hàng trăm "cục" bướu (hay còn gọi là polyp), phát
triển nhanh chóng và biến dạng thành tế bào ung thư.
Bệnh
ung thư ruột do di truyền có tên tiếng Anh là Familial Polyposis, bệnh vô cùng
nguy hiểm và đa phần bệnh nhân mắc bệnh sẽ chết ở độ tuổi 35 – 40, nếu không
được phát hiện và hỗ trợ chữa trị kịp thời.
5. Tuổi
Ung thư
ruột già phổ biến ở các bệnh nhân ngoài 50 tuổi, cả nam và nữ đều có nguy cơ
mắc bệnh cao. Theo thống kê, 90% người bước sang độ tuổi 50 có sự tăng nhanh
nguy cơ ung thư ruột già, con số này tại Mỹ là 16 người thì có 1 người mắc bệnh.
6. Tiền sử bệnh nhân
Những
người đã từng mắc bệnh ung thư vú, ung thư buồng trứng... có nguy cơ rất cao bị
mắc ung thư ruột già.
7. Lười vận động, hút thuốc lá, uống rượu…
Các tác
nhân trên cũng đẩy nhanh các yếu tố nguy cơ mắc ung thư ruột già.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét