đau khớp

Bệnh tiểu đường và cách hỗ trợ điều trị

Bệnh tiểu đường và cách hỗ trợ điều trị
Bệnh tiểu đường còn có tên gọi khác là bệnh đái tháo đường, bệnh xuất hiện ngày một nhiều trong cuộc sống hiện đại và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người mắc bệnh. Việc phát hiện sớm và hỗ trợ điều trị kịp thời sẽ giảm thiểu những ảnh hưởng đối với sức khỏe người bệnh. Ngoài ra, chế độ sinh hoạt khoa học, kết hợp nghỉ ngơi chính là cách phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả giúp phòng tránh các biến chứng nguy hiểm do bệnh tiểu đường gây ra.

Để hiểu được tầm quan trọng trong việc phòng và hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường, chúng ta cần biết được mối nguy hại mà bệnh đái thái đường gây ra cho người mắc bệnh. Từ đó, chúng ta đánh giá được mức độ nguy hiểm của bệnh, để có thái độ tích cực trong việc phòng và hỗ trợ điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt nhất.

Một số biến chứng của bệnh tiểu đường

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.
  • Gây tăng huyết áp.
  • Xuất hiện các cơn đau thắt ngực.
  • Có thể gây nhồi máu cơ tim.
  • Gia tăng các bệnh lý ở võng mạc.
  • Bệnh lý ở hệ thần kinh.
  • Viêm hoặc nhiễm khuẩn ở da, niêm mạc.
  • Các bệnh ở thận.
  • Các bệnh lý ở bàn chân.
  • Một số trường hợp hôn mê 

Phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

  • Nguyên tắc trong hỗ trợ điều trị:
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
– Sử dụng đều đặn thuốc làm giảm đường huyết
– Luyện tập thể dục thể thao, rèn luyện cơ thể mỗi ngày
  • Thực đơn dinh dưỡng hàng ngày phụ thuộc vào độ tuổi, cân nặng của người bệnh, lưu ý giảm lượng đường, tăng chất đạm và chất béo trong bữa ăn
  • Thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật
  • Ưu tiên rau xanh và hoa quả tươi có hàm lượng đường thấp, sữa tươi và các thức ăn nhiều xơ
  • Đáp ứng đủ nước từ 1,5-2 lít/ 1 ngày
  • Kiêng hoàn toàn bánh kẹo ngọt
  • Chế độ tập luyện thể thao hợp lý, vận động như leo cầu thang, đạp xe đạp... Hạn chế ngồi xem tivi nhiều giờ liên tục trong ngày
  • Người mắc bệnh đái tháo đường thường dễ bị nhiễm khuẩn nên cần giữ vệ sinh sạch sẽ, tắm rửa mỗi ngày ngày. Nên rửa chân bằng nước ấm và xà phòng nhẹ rồi sau đó thấm khô, không để chân bị ẩm cũng như ngâm chân trong nước quá lâu. Trong trường hợp chân bị lạnh, giữ ấm chân bằng tất sợi cotton, không dùng tất nilong, không đi chân trần (đi giày vừa chân, tránh đi giày cao gót)
  • Kiểm tra chân mỗi ngày nếu thấy xuất hiện vết bầm tím, sung huyết, các vết xước thì cần đi khám ngay.

Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp giúp các bạn bảo vệ sức khỏe được tốt nhất.

About Unknown

Chuyên trang cung cấp thông tin về đau xương khớp, bệnh gút, bệnh gan và cung cấp sản phẩm thuốc bổ gan, giải độc gan, hỗ trợ điều trị bệnh gút, chữa đau khớp, viêm khớp.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét