Các
phương pháp hỗ trợ điều trị ung thư phổ biến hiện nay đang được
áp dụng là phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Việc lựa chọn phương pháp hỗ trợ điều trị ung thư phù hợp với bệnh nhân phụ
thuộc phần lớn vào việc chuẩn đoán chính xác giai đoạn của bệnh và sức
khỏe chung của người bệnh. Tuy nhiên, mỗi phương pháp hỗ
trợ điều trị ưng thư đều có tác dụng và biến chứng nhất định. Bệnh
nhân cần bàn bạc kỹ với bác sĩ về ưu và nhược điểm của mỗi phương pháp để cân
nhắc lựa chọn cho phù hợp.
1. Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp chính
trong hỗ trợ điều trị ung thư giai đoạn đầu.
Đối với bệnh nhân ung thư ở giai
đoạn đầu, thì phẫu thuật là phương pháp hỗ trợ điều trị chủ yếu giúp loại bỏ
khối u ra khỏi cơ thể và làm giảm bớt tình trạng bệnh. Đã có nhiều trường
hợp bệnh ung thư có thể được hỗ trợ chữa khỏi bằng phương pháp phẫu thuật.
Tuy nhiên, phương pháp phẫu
thuật cũng có những hạn chế nhất định của nó. Trước hết, sử dụng phẫu thuật
thì bệnh nhân có thể loại bỏ được tế bào ung thư nhưng đồng thời cũng phải
cắt bỏ 1 phần tế bào khỏe mạnh. Trong trường hợp bệnh nhân đang ở giai đoạn
cuối của ung thư hoặc trường hợp bệnh nhân có sức khỏe suy nhược, thì phương
pháp phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe tổng thể của cơ thể.
Ngoài ra, hạn chế của phương pháp phẫu thuật nữa là không thể cắt bỏ
được những ổ bệnh nhỏ, và nếu không được loại bỏ hết thì những ổ bệnh
này sẽ tái phát và di căn trở lại.
2. Xạ trị
Xạ trị là phương pháp tiêu
diệt tế bào ung thư bằng các tia năng lượng cao hoặc chất phóng xạ. Ưu điểm
của phương pháp xạ trị là hỗ trợ điều trị tập trung, ít ảnh hưởng đến các
tế bào khỏe mạnh trong cơ thể.
Xạ trị là phương pháp thường được áp
dụng trong hỗ trợ điều trị ung thư các giai đoạn khác nhau.
Tuy nhiên phương pháp xạ trị
cũng có hạn chế như không áp dụng được khi các tế bào ung thư đã lan ra toàn
thân. Ngoài ra, trong 1 số trường hợp, sử dụng phương pháp xạ trị còn
gây ra các tác dụng phụ khá nghiêm trọng đối với cơ thể, gây ảnh hưởng lâu dài
đến sức khỏe người bệnh, làm tổn thương các mô lành, và gây chảy máu tại các
chỗ lở loét, hoặc biến chứng tại các tạng rỗng (ruột, thực quản), khiến cho chúng
bị teo hẹp làm khó nuốt hoặc khó đại tiện. Bên cạnh đó, nếu thực hiện phương
pháp xạ trị liên tục kéo dài có thể làm khiến bệnh nhân suy kiệt, giảm sức đề
kháng, và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hơn,…
3. Hóa trị
Phương pháp hóa trị lại sử
dụng các loại thuốc chống ung thư đưa vào cơ thể bệnh nhân. Các loại thuốc này
có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư đồng thời ngăn chặn sự phát triển của
chúng bằng cơ chế ngăn cản quá trình phân chia của các tế bào bệnh, qua đó làm
giảm các tế bào ung thư mới hình thành. Phương pháp hóa trị có thể được áp
dụng tại khu vực nhất định hoặc áp dụng trên toàn thân, và giúp tiêu diệt tế
bào ung thư trên toàn cơ thể. Thông thường, hóa trị được chỉ định trong hỗ
trợ điều trị ung thư giai đoạn muộn.
Tuy nhiên nhược điểm của phương
pháp hóa trị là không chỉ tấn công các tế bào bệnh mà đồng thời còn làm tổn
thương tới các mô, các tế bào lành như các tế bào tủy xương, hay tế bào tiêu
hóa trong ruột,… và như vậy, gây ảnh hưởng không tốt các cơ quan quan trọng khác
như gan, thận, tim… Chính vì vậy, khi áp dụng phương pháp hóa trị, bệnh nhân
thường xuất hiện những triệu chứng như chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi, rụng tóc,
giảm sức đề kháng,…
Hóa trị có thể tiêu diệt tế bào ung
thư và ngăn chặn chúng phát triển.
Cải thiện nhược điểm của các liệu
pháp hỗ trợ điều trị
Để phát huy tối đa hiệu quả của
các liệu pháp hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, các bác sĩ thường kết hợp các
phương pháp hỗ trợ điều trị với nhau, ví dụ như dùng phương pháp xạ trị hoặc
hóa trị trước khi phẫu thuật để thu nhỏ khối u và khu vực bị ảnh hưởng
bởi khối u, dùng xạ trị hoặc hóa trị sau khi phẫu thuật để tiêu diệt hết các
tế bào ung thư mà không thể loại bỏ được bằng phẫu thuật, ngoài ra có thể kết
hợp hóa trị và xạ trị để nâng cao hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh ung thư,…
Bên cạnh đó, để giảm các tác
dụng phụ cũng như các biến chứng không mong muốn cho bệnh nhân trong quá trình
hỗ trợ điều trị, thì bác sĩ có thể chỉ định 1 số loại thuốc cho người bệnh,
đồng thời đưa ra tư vấn về chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng như các phương
pháp giúp cải thiện các tác dụng phụ tại nhà. Trong trường hợp tình trạng biến
chứng của người bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân
và hiệu quả hỗ trợ điều trị thì bác sĩ sẽ thay đổi liều lượng, và loại
thuốc hỗ trợ điều trị, hoặc đổi phương pháp hoặc thậm chí là hoãn hỗ trợ
điều trị 1 thời gian để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét