Theo nghiên cứu, tỷ lệ mắc bệnh và
tử vong do các bệnh về gan ở Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới, trong đó có
bệnh viêm gan B. Việc hỗ trợ điều trị virus viêm gan B cũng khó dứt điểm do bệnh viêm
gan B là căn bênh mà những triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài ít, người mắc
bệnh thường khó phát hiện dẫn đến mãn tính. Bên cạnh đó, diễn biến của bênh
diễn ra hết sức âm thầm và lâu dài.
Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B ở Việt Nam là rất cao (khoảng 15% - 25% dân
số) và việc khỏi bệnh viêm gan B thường rất khó khăn và tốn kém. Tổ
chức AASLD – EASLD của Hoa Kỳ có đưa ra một số khuyến cáo sau:
1) Khi nào thì làm xét nghiệm HBsAg?
HBsAg là từ viết tắt của Hepatitis B
surface Antigen, tức là kháng nguyên bề mặt của siêu vi B. Sau khi xét
nghiệm HBsAg ta có thể biết cơ thể mình có bị nhiễm virus viêm gan siêu vi B
(HBV) hay không.
Nên tiến hành xét nghiệm cho tất cả người dân, vì tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B ở Việt Nam là rất cao (15-25% dân số). Nếu HBsAg dương tính (+) thì cần đến khám các bác sỹ chuyên khoa gan để có kế hoạch hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan B. Nếu HBsAg âm tính (-) tức là cơ thể lành tính với virus viêm gan B thì nên tiêm phòng vaccin phòng nhiễm virus viêm gan B.
2) Những xét nghiệm cần thiết nào để theo dõi
và hỗ trợ điều trị viêm gan B?
Các xét nghiệm cơ bản để theo dõi và hỗ trợ điều trị viêm gan B bao gồm:
- Miễn dịch học: HBsAg, HBeAg,
antiHBe, antiHBc IgM, antiHBc IgG, HBV DNA, AFP
- Siêu âm ổ bụng (gan, mật, …): để phân tích cấu trúc gan, đánh giá các bộ phận xung quanh gan, tìm dấu hiệu xơ gan, ung thư gan... để có hướng hỗ trợ điều trị kịp thời.
- Xét nghiệm công thức máu
(HC, BC, TC…), xét nghiệm đánh giá chức năng gan.
3) Khi nào thì làm các xét nghiệm HBeAg, anti HBe?
Khi mới phát hiện HBsAg dương tính (+) hoặc với bệnh nhân
có uống thuốc kháng virus siêu vi viêm gan B, thì nên xét nghiệm HBeAg và
anti-Hbe định kỳ 3 - 6 tháng/lần.
4) Khi nào thì làm xét nghiệm HBV DNA?
Khi Enzyme gan tăng: AST > 40 IU và ALT >40 IU
5) Hiện nay có những thuốc nào được Cơ quan Quản lý Dược
phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho phép hỗ trợ điều trị viêm gan B?
Các loại thuốc sau được FDA cho phép sử dụng:
- Baraclude (Entecavir)
- Epivir-HBV (Lamivudine; 3TC)
- Hepsera (Adefovir dipivoxil)
- Intron A (Interferon
alfa-2b), Pegasys (Peginterferon alfa-2a)
- Viread (Tenofovir)
- Tyzeka (Telbivudine)
6) Thuốc kháng virus khi nào cần sử dụng?
Có 03 tình huống sau nên sử dụng thuốc kháng virus viêm
gan B, bao gồm:
- Khi ALT > 40 IU và HBV DNA >
105 copies/ml nếu HBeAg (+);
- Khi ALT > 40 IU và HBV DNA >
104 copies/ml nếu HBeAg (-);
- Khi bệnh nhân sẽ sử dụng hóa chất
hoặc thuốc ức chế miễn dịch hỗ trợ điều trị ung thư có HBsAg (+), ALT<40 IU, HBV
DNA > 102 copies/ml.
7) Khi nào thì xét làm nghiệm tìm đột biến gen HBV
kháng thuốc?
Khi đang sử dụng thuốc kháng virus mà HBV DNA tăng lên so với lần
kiểm tra trước.
8) Định kỳ theo dõi các xét nghiệm AST, ALT, HBV
DNA, HBeAg, antiHBe, AFP, Siêu âm như thế nào?
Có 3 tình huống sau:
- Nếu AST, ALT < 40 IU thì kiểm
tra AST, ALT mỗi tháng/lần trong 3 tháng đầu; sau đó kiểm tra AST, ALT, AFP,
Siêu âm 3 - 6 tháng/lần. Không cần kiểm tra HBV DNA, HBeAg, antiHBe.
- Nếu AST, ALT > 40 IU và HBV
DNA<104 copies/ml thì kiểm tra AST, ALT mỗi tháng/lần; HBV DNA, AFP,
Siêu âm 3-6 tháng/lần.
- Nếu đang sử dụng thuốc kháng virus thì nên kiểm tra AST, ALT, HBV DNA, HBeAg, Anti HBe, AFP, và Siêu âm 3-6
tháng/lần.
9) Mục tiêu của việc sử dụng thuốc kháng virus là gì ?
Kết quả sử dụng thuốc kháng virus phải đạt được: AST/ALT
< 40 IU, chuyển đảo huyết thanh HBeAg (+)/anti HBe (-) → HBeAg (-)/anti
HBe (+)}, HBV DNA < 103 copies/ml, cải thiện mô bệnh học, HBsAg (-).
10) Sau quá trình hỗ trợ điều trị viêm gan B tỷ lệ khỏi bệnh là bao
nhiêu %?
Tỷ lệ khỏi bệnh phụ thuộc nhiều yếu tố như: Loại thuốc, kiểu
gen của virus viêm gan B. Tỷ lệ HBsAg (-) dao động từ 1-15% tùy theo kiểu gen HBV.
11) Tỷ lệ Virus kháng thuốc có cao không?
Sau 5 năm Lamivudine đã bị kháng 70%, Entecavir chỉ bị kháng 1,2%;
sau 4 năm Adefovir đã bị kháng 29%; sau 2 năm Telbivudine đã bị kháng 17%; chỉ
có Tenofovir là chưa bị kháng sau 3 năm sử dụng. Như vậy, chỉ có
Entecavir và Tenofovir là đang cho thấy có hiệu quả nhất.
PGS.TS. Vũ Văn Khiên và
TS. Lê Hữu Song
Bệnh
Viện 108
VIÊN UỐNG
GLUTATHIONE REDUCED 500MG
BỔ GAN VÀ AN TOÀN
GIÁ BÁN: 700.000 đồng/ Hộp 60 viên
Sản xuất bởi: JARROW – MỸ
Glutathione (GSH) là một chất chống oxy hóa và các gốc tự do, chống lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch và mang lại làn da trẻ đẹp, trắng sáng, mềm mại.
Vì sao Glutathione Reduced 500mg an toàn cho cơ thể?
- Glutathione Reduced 500 mg của hãng Jarrow Formulas có chứa GSH nguyên chất nhất và hiệu quả nhất đã được cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm chức năng FDA của Hoa Kỳ phê chuẩn.
- Glutathione Reduced là chất chống oxy hóa tổng thể của cơ thể và một trong các tác nhân hỗ trợ chữa bệnh quan trọng nhất.
- Glutathione Reduced giúp trong việc thải độc và loại bỏ các vật liệu độc hại từ gan.
- Glutathione Reduced đóng vai trò tái thiết lại các chất chống oxy hóa như vitamin C và E sau khi đã bị oxy hóa
Thành phần
Thành phần khác
Cellulose, magnesium stearate and silicon dioxide.
Sản phẩm không chứa lúa mì, gluten, đậu nành, sữa, trứng, cá, động vật có vỏ, các loại hạt
Hướng dẫn sử dụng
Uống 1 viên nang mỗi ngày với bữa ăn
Xuongkhop.org
Địa chỉ: Số 5 - Ngõ 4 -Tòa nhà 6 Tầng - Đặng Văn Ngữ - Đống Đa - Hà Nội.
Điện thoại:
Ms Vân : 0978.53.2112
Ms Châm: 0975.96.1551
Ms Vân : 0978.53.2112
Ms Châm: 0975.96.1551
0 nhận xét :
Đăng nhận xét