đau khớp

Bệnh thoái hóa khớp ở người cao tuổi


Ngoài 40 tuổi, bạn phải đối mặt với bệnh lý rất phổ biến là thoái hóa khớp hay còn gọi là viêm xương khớp, gây ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc... Thoái hóa khớp không được phát hiện sớm và hỗ trợ điều trị kịp thời rất dễ dẫn đến tình trạng biến dạng khớp, làm hạn chế vận động, đôi khi làm cứng khớp. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bệnh thoái hóa khớp ở người cao tuổi.

Thoái hóa khớp ở người cao tuổi
Khi bị thoái hóa khớp tức là chỉ lớp sụn mềm ở ngay đầu xương bị thoái hóa là chính, ngoài ra thoái hóa khớp còn có hiện tượng giảm phản xạ đầu xương và giảm thiểu đáng kể việc tiết dịch nhầy của khớp (dịch khớp). Có nhiều khớp xương dễ bị thoái hóa nhưng hay gặp nhất vẫn là khớp gối, khớp đốt sống cổ, khớp đốt sống thắt lưng, khớp háng, khớp cổ chân, bàn chân…Mỗi khớp thoái hóa có những triệu chứng khác nhau:
– Cột sống thắt lưng: Trong giai đoạn đầu, bệnh nhân thấy đau lưng nhiều vào buổi sáng, sau sẽ kéo dài cả ngày, tăng khi làm việc nhiều và giảm khi nghỉ ngơi. Thoái hóa cột sống hay gặp từ đốt sống thắt lưng trở xuống, thường ảnh hưởng đến thần kinh tọa làm người bệnh có cảm giác đau từ lưng xuống.
– Cột sống cổ: Biểu hiện chủ yếu bằng đau cổ, hạn chế cử động cổ. Có thể gây biến chứng đau vùng cổ và tay do chèn ép hoặc kích thích rễ thần kinh, gây cảm giác mỏi và đau gáy, lan đến cánh tay bên phía dây thần kinh bị ảnh hưởng.
– Khớp gối: Ngoài triệu chứng đau có thể kèm theo tiếng lạo xạo khi co duỗi gối, đau nhiều hơn khi đi lại vận động; nhất là khi ngồi xổm thì đứng dậy rất khó khăn, nhiều khi phải có chỗ tựa mới đứng dậy được. Bệnh nặng sẽ thấy tê chân, biến dạng khớp gối.
– Khớp háng: Người bệnh đi lại khó khăn, thường đau ở vùng bẹn và mặt trước trong của đùi, cũng có khi đau vùng mông, mặt sau của đùi.

Phòng và hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp ở người cao tuổi
Tuổi thọ của con người càng cao, tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp sẽ tăng cao. Vấn đề quan trọng nhất trong hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp ở người có tuổi là sự kết hợp chặt chẽ giữa hỗ trợ điều trị bằng thuốc và các biện pháp không dùng thuốc.

Nếu bị đau nhiều cần giảm đau, động tác đầu tiên nên chườm lạnh (dùng khăn thấm nước lạnh), sau đó chườm bằng nước nóng (dùng khăn thấm nước nóng, nếu có điều kiện thì ngâm trong bồn tắm có nước ấm để cho người ấm lên, sau đó lau người khô và mặc quần áo). Nếu không có điều kiện hoặc không muốn chườm lạnh, chườm nóng thì có thể xoa, bóp nhẹ nhàng rồi dùng dầu (ví dụ dầu gió), kem (typ kem deefheat) xoa vào khớp làm cho nóng lên.

Nếu thấy có hiện tượng cứng khớp thì cần tập co, duỗi (khớp gối, cổ chân), vặn mình nhẹ nhàng (khớp đốt sống lưng, thắt lưng), xoay cổ sang phải, sang trái một cách nhẹ nhàng (khớp đốt sống cổ).

Nếu các động tác vừa nêu trên thực hiện đều đặn mà không thấy bệnh thuyên giảm hoặc thuyên giảm nhưng rất chậm thì nên đi khám bác sĩ để được chỉ định dùng thuốc và tư vấn thêm, tuyệt đối không tự động mua thuốc để uống hoặc tiêm vì các loại thuốc dùng trong hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp cần được hiểu rõ cơ chế tác dụng chính và đặc biệt là các tác dụng phụ.

Phòng bệnh thoái hóa khớp
Để hạn chế thoái hóa khớp, người cao tuổi nên có một chế độ sinh hoạt cho hợp lý (ăn, uống, đi lại, tập luyện…) tùy theo điều kiện của mỗi một người.

Để phòng tránh hiện tượng thoái hóa khớp xảy ra thì ngay từ lúc tuổi ngoài 40 nên có chế độ sinh hoạt và tập luyện nhẹ nhàng, đều đặn hàng ngày như chơi thể thao, đi bộ, bơi… hạn chế mang vác nặng, làm các động tác quá sức. Khi có hiện tượng nghi ngờ về khớp cần đi khám bác sĩ ngay để được tư vấn đầy đủ. Nên đi khám bệnh định kỳ để biết tình trạng sức khỏe của mình và biết cách phòng tránh. Đối với người cao tuổi cũng cần tập luyện nhẹ nhàng tùy theo sức mình và hoàn cảnh của riêng mình. Cần có sự tập luyện các khớp xương như: xoay, xoa bóp, đi lại trong nhà, trong sân, trong ngõ (khi lên xuống cầu thang phải hết sức cẩn thận, đặc biệt những cụ tuổi đã cao, sức yếu thì không nên lên xuống cầu thang vì dễ bị sảy chân rất nguy hiểm). Đi bộ là một hình thức tập luyện rất được nhiều người ưa chuộng nhưng cũng không nên đi xa quá và chiếm nhiều thời gian gây mệt mỏi, đôi khi còn phản tác dụng.
Sau đây, chúng tôi xin được giới thiệu Thuốc Bổ Khớp tốt nhất hiện nay trên thế giới. Hy vọng các bạn sẽ lựa chọn được sản phẩm phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân.
P/s: Các sản phẩm sau đây là thực phẩm chức năng, chúng tôi gọi là "thuốc" theo tên gọi thông thường mà người dùng vẫn thường gọi.
Thuốc bổ khớp cao cấp Mỹ UC-II (NOW)
GIÁ BÁN: 750.000 đồng/ Hộp (60 viên)


AN TOÀN CỦA SẢN PHẨM
 Được FDA công nhận và trao chứng nhận an toàn GRAS (Generally Recognized as Safe)
 UC-II sở hữu nhiều bằng sáng chế từ Cục Sáng chế và Thương hiệu Hoa Kỳ (USPTO)
 Phát minh tìm ra UC-II (collagen type 2 không biến tính) được tinh chiết bằng quy trình sử dụng nhiệt độ thấp – không enzyme đã được cấp bằng sáng chế độc quyền của Hoa Kỳ số 5750144 vào tháng 07/1998
 Được tinh chiết bằng quy trình độc quyền sử dụng nhiệt độ thấp, UC-II có tác dụng hoàn toàn như Collagen Type 2 tự nhiên ở người, không bị biến tính khi tiếp xúc với dịch tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thu tốt hơn.

Xuongkhop.org
Địa chỉ: Số 5 - Ngõ 4 -Tòa nhà 6 Tầng - Đặng Văn Ngữ - Đống Đa - Hà Nội.
Điện thoạiMs Vân: 0978.53.2112 - Ms Châm: 0975.96.1551

About Unknown

Chuyên trang cung cấp thông tin về đau xương khớp, bệnh gút, bệnh gan và cung cấp sản phẩm thuốc bổ gan, giải độc gan, hỗ trợ điều trị bệnh gút, chữa đau khớp, viêm khớp.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét