Ung thư là căn bệnh dẫn đến tử vong
hàng đầu trên thế giới và căn bệnh ung thư quái
ác này khiến gần 8 triệu người tử vong mỗi năm. Tuy nhiên, để hiểu hết về các
căn bệnh ung thư thì chúng ta cần 1 lượng kiến
thức rất lớn.
Hiện nay, với sự tiến bộ của y học,
người ta đã phát hiện được hơn 200 dạng ung thư khác nhau. Tuy nhiên, mỗi loại
ung thư đều có các dấu hiệu, phương pháp hỗ trợ
điều trị và chẩn đoán riêng.
Cơ chế bệnh ung thư
Khi các tế bào trong cơ thể liên tục tăng sinh mà không thể
kiểm soát được, sẽ dẫn đến việc hình thành các tế bào mới với những biểu hiện
bất thường. Những tế bào bất thường này sẽ tạo thành các mảng, hoặc các cục lớn
và y học thường gọi là khối u. Nếu trường hợp các tế bào của khối u không phát
triển, lây lan thêm thì gọi là u lành tính, những u lành tính này không
phải ung thư và có thể loại bỏ được. Ngược
lại, nếu trường hợp các tế bào có thể xâm nhập đến các mô hoặc các cơ quan khỏe
mạnh xung quanh, hoặc chúng có thể lây lan khắp cơ thể qua đường máu hoặc hệ
bạch cầu đồng thời liên tục phát triển mạnh thì các khối u này gọi là u ác tính
hay tên gọi khác là ung thư.
Về nguyên nhân
Có nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư như: hút thuốc,
nhiễm độc hoá chất hoặc tiếp xúc nhiều ánh nắng mặt trời... là các nguyên nhân
gây tổn thương AND, dần tích lũy đột biến và dẫn đến ung thư. Ngoài ra, 1
nguyên nhân nữa là tiền sử gia đình có nhiều người mắc bệnh ung thư (gen di
truyền) cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, bởi bản thân con người khi sinh
ra cũng đã có thể thừa hưởng một số đột biến ADN.
Về triệu chứng biểu hiện
Nếu
có 1 trong những triệu chứng biểu hiện sau đây thì bạn nên đến khám tại các cơ
sở y tế chuyên khoa càng sớm càng tốt như: Vết loét vết thương lâu liền; Ho dai
dẳng lâu ngày, tức ngực lâu ngày không đỡ; Chậm tiêu, khó nuốt; Thay đổi thói
quen bài tiết nước tiểu, phân; U ở vú hay bộ phận khác ở trên cơ thể; Có hạch
to lên không bình thường; Thấy chảy máu, dịch ra bất thường ở âm đạo ngoài chu kỳ
kinh; Ù tai, mắt nhìn lệch; Gầy sút, không muốn ăn, thiếu máu không giải thích
được. Ngoài ra, nếu có điều kiện thì bạn nên khám định kỳ mỗi năm một lần để
phát hiện sớm các bệnh ung thư thường gặp như ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung
thư gan, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng...
Phòng ngừa bệnh ung thư
Để phòng ngừa căn bệnh ung thư chúng ta cần loại bỏ được các
yếu tố nguy cơ. Tuy nhiên, yếu tố gen di truyền là rất khó ngăn chặn bởi bản
thân người bệnh sinh ra đã có gen đột biến và ta không thể can thiệp vào bộ mã
gen để thay đổi được. Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng có khoảng 80 dấu
hiệu gen di truyền (tức là đột biến gen) có thể làm tăng nguy cơ phát triển thành
bệnh ung thư như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, hay ung thư buồng trứng.
Và các nhà khoa học cũng nhấn mạnh rằng những nghiên cứu này có thể sẽ sớm được
dùng trong y học như là căn cứ để áp dụng rộng rãi việc xét nghiệm ADN để chẩn
đoán và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.
Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư
Xạ trị ung thư
Ung thư là 1 trong những căn bệnh hỗ trợ chữa trị phức tạp nhất. Chính
vì vậy, phát hiện sớm các giai đoạn tiến triển của bệnh để có hướng hỗ trợ điều
trị phù hợp nhất. Phẫu thuật sớm được xem như là phương pháp tốt để loại bỏ
khối u ác tính. Tuy nhiên, ngay cả khi đã phẫu thuật thành công, bệnh ung thư
vẫn có thể phát triển trở lại nếu trong cơ thể người bệnh vẫn còn bất kỳ tế bào
gây bệnh nào bị bỏ sót. Trong nhiều trường hợp bệnh ung thư phát triển nhanh
như ung thư gan, ung thư phổi,… nếu các tế bào từ khối u nguyên phát bị vỡ ra
và hình thành nên các khối u thứ phát ở những vị trí khác trên cơ thể thì phẫu
thuật sẽ không thể hết được bệnh mà phải kết hợp với các phương pháp hỗ trợ điều trị
ung thư khác như xạ trị và hóa trị.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét