Những dạng bệnh và biến chứng của
suy giãn tĩnh mạch thường xuất hiện sau nhiều tháng, nhiều năm (có khi tới 10
năm) tính từ lúc bắt đầu có triệu chứng sớm của suy giãn tĩnh mạch.
Ở giai đoạn sớm, nếu hỗ trợ chữa không đúng cách hoặc không hỗ
trợ chữa gì cả, bệnh sẽ tiến triển ngày càng nặng tới một trong các dạng bệnh
này. Do bệnh tiến triển chậm chạp và cảm giác “không nguy hiểm”, vẫn làm việc
bình thường, không ảnh hưởng gì đến sức khỏe tổng trạng, nên thường nhiều người
“sống chung” với nó và khả năng chịu đựng tăng dần theo thời gian, cho đến khi
có những biểu hiện sau:
Tĩnh mạch mạng nhện (spider vein)
Đó là các mạch máu nhỏ li ti dài khoảng vài milimet hoặc vài
centimet thấy được như hình mạng nhện ngay dưới bề mặt da. Tĩnh mạch mạng nhện
hiếm ghi gây phiền hà cho bệnh nhân, và hầu hết chỉ gây phiền toái về mặt thẩm
mỹ. Tuy nhiên, nó có thể là một dấu hiệu báo trước tĩnh mạch giãn.
Giãn tĩnh mạch đơn thuần (varice, varicose)
Nếu thành tĩnh mạch trở nên mềm và căng dãn ra, các van tĩnh
mạch không còn đóng kín nữa. Lúc đó, máu bị ứ đọng lại trong tĩnh mạch làm cho
các tĩnh mạch bị cong oằn xuống nhiều hơn. Theo thời gian, sẽ dẫn đến sự hình
thành mạng lưới các mạch máu ngoằn ngoèo. Nếu không được hỗ trợ chữa đúng cách,
các tĩnh mạch giãn sẽ tiếp tục căng giãn ra, gây ra nhiều biến chứng nặng nề.
Suy tĩnh mạch mạn tính (CVI)
Là tình trạng suy giãn tĩnh mạch kèm theo các triệu chứng viêm
nhiễm tại chỗ ngoài da. Các biểu hiện gồm có: biến đổi màu da (chân đi giày
ống), viêm nhiễm tại chỗ, xơ cứng bì (da bị dày lên do viêm nhiễm lâu ngày),
ngứa da, cảm giác kiến bò, vọp bẻ (chuột rút) ban đêm, phù chân …
Viêm tĩnh mạch
Những dấu hiệu của tĩnh mạch bị viêm là đỏ rõ rệt, sưng phù,
nóng da và đau dữ dội dọc theo đường đi của tĩnh mạch (dọc theo mặt trong và
sau đùi, khoeo chân).
Tắc tĩnh mạch (huyết khối tĩnh mạch sâu)
Nếu dòng máu chảy về tim bị yếu, tức là tốc độ dòng chảy của
máu bị chậm lại, thì nguy cơ của việc hình thành cục máu đông (huyết khối) trên
thành mạch máu là rất cao, nhất là tại mặt trên các van tĩnh mạch. Những cục
máu đông này làm tắc tĩnh mạch và do đó, ngăn cản dòng máu chảy về tim, và tổn
thương nhiều hơn cho hệ tĩnh mạch là hiển nhiên. Dấu hiệu đầu tiên là phù chi
dưới (thường là bất đối xứng), có thể kèm theo nóng da phần dưới chỗ tắc, đau
và cảm giác nặng chân. Phải đến bác sỹ để hỗ trợ chữa cấp cứu ngay vì có thể
cục máu đông nếu bị bong tróc ra, sẽ đến phổi làm tắc mạch phổi, đe dọa đến
tính mạng.
Loét chân
Do máu nghèo ô-xy trong tĩnh mạch không được chuyển đi, sự
trao đổi chất dinh dưỡng và chất thải bị ngừng trệ, nên dinh dưỡng cho da giảm
đáng kể, nhất là tại các vùng da sát xương, ít có mô cơ bên dưới, như da trước
xương chày (ống quyển) và vùng mắt cá chân. Điều này làm cho các tế bào bị hư
hại trầm trọng và mô bị chết. Các vết thương mãn tính như loét chân có thể xuất
hiện. Để hỗ trợ chữa lành các vết thương mạn tính này, phải giải quyết tận gốc
sự ứ đọng máu ở chân, là nguyên nhân gây loét do thiếu dinh dưỡng trong bệnh
suy giãn tĩnh mạch.
Mách nhỏ bạn
Bệnh suy giãn tĩnh mạch khiến cho nhiều người gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày cũng như trong công việc và làm mất thẩm mỹ. Kem Varikosette với nhiều thành phần thảo dược thiên nhiên, giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh suy giãn tĩnh mạch cũng như nuôi dưỡng vùng da bị bệnh khỏe mạnh hơn.
Kem Varikosette
Hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị chứng suy giãn tĩnh mạch
Công dụng của kem Varikosette:
- Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị chứng suy giãn tĩnh mạch
- Kích thích lưu thông máu, loại bỏ các khối máu đông bị mắc kẹt trong các tĩnh mạch
- Loại bỏ nhanh các dấu hiệu sưng phù, mệt mỏi của đôi chân
- Tái sinh, khử trùng vùng da bị giãn tĩnh mạch
- Chăm sóc và nuôi dưỡng làn da mềm mượt, khỏe mạnh
Cửa hàng Chăm sóc Sức khỏe Xuongkhop.org
Địa chỉ HN: Số 5 - Ngõ 4 - Đặng Văn Ngữ - Đống Đa - Hà Nội
Địa chỉ HN: Số 5 - Ngõ 4 - Đặng Văn Ngữ - Đống Đa - Hà Nội
Hotline: Ms Vân: 0978.53.2112 - Ms Châm: 0975.96.1551
0 nhận xét :
Đăng nhận xét