Các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư
Các
nhà khoa học sau nhiều năm nghiên cứu, thống kê đã tìm ra được các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư. Tuy chưa ai biết
chính xác được nguyên nhân gây bệnh ung thư
nhưng dựa trên các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư,
chúng ta cũng phòng tránh được phần nào bệnh ung thư.
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh
ung thư được phân ra các yếu tố nguy cơ khó phòng tránh và các yếu tố
nguy cơ có thể phòng tránh được.
I/
Yếu tố nguy cơ khó phòng tránh
Tuổi cao
Một yếu tố nguy cơ có thể nói là quan trọng nhất đối với
bệnh ung thư là tuổi cao. Trên thực tế cho thấy, đa số các căn bệnh ung thư
xuất hiện ở những người trên 65 tuổi. Theo thống kê, tuổi càng cao thì tỷ lệ
mắc ung thư càng nhiều. Tuy nhiên, bệnh ung thư còn có thể gặp ở mọi lứa tuổi
và tùy theo từng loại ung thư chỉ không chỉ với người tuổi cao.
Yếu tố gia đình
Về mô học, các tế bào ung thư xuất hiện chủ yếu do nguyên
nhân đột biến gen. Theo đó, 1 tế bào bình thường có thể trở thành 1 tế bào ung
thư sau 1 loạt những thay đổi gen. Những người thường xuyên hút thuốc lá, hoặc
do tác động của 1 số loại virus, hoặc do các yếu tố phát sinh trong lối sống
của cá nhân, hoặc do tác động của môi trường,… có thể gây ra những biến đổi gen. Và trong đó,
có 1 số biến đổi gen làm tăng nguy cơ gây bệnh ung thư được di truyền từ bố mẹ
sang con cái và thường có biểu hiện trong tất cả các gen của cơ thể ngay từ lúc
sinh ra.
Tuy ít gặp 1 bệnh ung thư trong cả 1 gia đình, nhưng có 1 số tuýp nhất định của bệnh ung thư thường xuyên xuất hiện trong 1 số gia đình hơn là trong những gia đình khác. Chẳng hạn như bệnh: ung thư hắc tố ác tính, ung thư buồng trứng, ung thư vú, tuyến tiền liệt thường lan truyền trong gia đình. Đây được xem là khuynh hướng gen dễ bị ung thư, chứ bản thân ung thư không phải là bệnh di truyền. Những trường hợp này, cần có 1 yếu tố không phải gen học (như yếu tố môi trường) để thể kích thích hoặc cản trở sự phát triển của bệnh ung thư. Chính vì vậy, trong gia đình có người bị ung thư thì không phải tất cả mọi người thân của người bệnh cũng sẽ bị bệnh này, bởi vì nó còn phụ thuộc vào yếu tố môi trường. Chỉ biết rằng khi trong gia đình có người bị ung thư thì nguy cơ mắc bệnh với các thành viên khác cũng cao.
II/ Yếu tố nguy cơ có thể phòng
tránh được
Hút thuốc lá
Các nghiên cứu chỉ ra rằng hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư dễ dự phòng nhất. Trường
hợp chúng ta thường xuyên hít phải khói thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ bệnh ung
thư phổi, miệng, họng, thanh quản, thực quản, bàng quang, dạ dày, thận, lá lách
hoặc cổ tử cung, hoặc là ung thư bạch cầu dạng tuỷ cấp tính. Chính vì vậy, việc
bỏ thuốc lá là cách tốt nhất để bản thân và những người thân phòng tránh các
bệnh ung thư. Hoặc giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác. Đối với tất cả mọi
người, cách phòng ngừa ung thư phổi tốt nhất là không hút thuốc lá hoặc không
hít phải khói thuốc lá từ người xung quanh.
Tia cực tím
Các nguồn phát ra tia cực tím bao gồm: tia UV trong ánh nắng
mặt trời, phơi nắng, đèn chiếu ánh sáng mạnh để quay phim,... Những ảnh hưởng
nguy hiểm của tia cực tím có thể gây lão hoá da, gây tổn thương da và có thể
dẫn đến ung thư da.
Chính vì vậy, mọi người cần hạn chế cho ánh nắng mặt trời rọi
lên da quá lâu, đồng thời cũng phải tránh những nguồn tia cực tím khác. Khi đi
ngoài trời nắng, bạn nên mặc áo dài tay, mặc quần dài, mang kính râm và đội mũ
rộng vành. Và bạn có thể sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng (SPF) nên
thấp nhất là 15.
Bức xạ ion hoá
Các tia bức xạ ion hoá có thể gây tổn hại đến tế bào và dẫn
đến bệnh ung thư. Các tia bức xạ ion hóa xâm nhập vào tầng khí quyển của trái
đất từ bụi phóng xạ, vũ trụ, khí ga, hoặc các tia rơn ghen trong chiếu chụp
x-quang…
Bụi phóng xạ có thể từ các vụ tai nạn ở các nhà máy điện hạt
nhân, hoặc từ việc sản xuất chế tạo, cho thử vũ khí hạt nhân... Những người bị
nhiễm bụi phóng xạ sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư như: ung thư máu, ung
thư tuyến giáp, ung thư vú, ung thư phổi và ưng thư dạ dày...
Khí phóng xạ là loại khí ga phóng xạ mà mắt thường không
nhìn thấy, và không ngửi được. Loại khí phóng xạ này được hình thành trong đất,
đá. Nhưng thợ hầm mỏ dễ bị phơi nhiễm với khí phóng xạ. Người bị phơi nhiễm với
khí phóng xạ có nguy cơ ung thư phổi cao
Hóa chất
Các nghiên cứu cho thấy rằng việc phơi nhiễm với các hóa
chất như amiăng, asbetos, benzen, catmi, xăng, nickel, formaldehyt, nhựa và diesel...
có thể gây ra ung thư. Những người thợ sơn, hoặc công nhân xây dựng, hoặc công
nhân hoá chất... có nguy cơ mắc các bệnh ung thư cao hơn người bình thường.
Trong hơn 50 năm qua, sự kiểm soát nghiêm ngặt những hóa chất gây ung thư trên
trong môi trường làm việc tại các quốc gia đã giúp giảm bớt số lượng bệnh nhân
ung thư.
Virus và vi khuẩn
Nếu nhiễm 1 số loại virus hoặc vi khuẩn sau có thể làm tăng
nguy cơ mắc bệnh ung thư:
- Virus sinh u nhú ở người (HPV) là nguyên nhân chính gây
nên bệnh ung thư cổ tử cung.
- Virus B và
C có nguy cơ cao mắc ung thư gan.
- Người mắc bệnh bạch cầu tế bào T dễ mắc u lympho.
- Người nhiễm HIV tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư như lympho,
sacom kaposi.
- Việc nhiễm khuẩn
Helicobacter pylori gây viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày.
Nội tiết tố
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc hỗ trợ điều trị hormone trong
thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ có thể gây ra nhiều các tác dụng phụ và làm tăng nguy
cơ ung thư vú, đau tim, hoặc đột quỵ. Phụ nữ có nồng độ oestrogen trong máu cao
có nguy cơ bị ung thư ở các cơ quan sinh sản như tử cung, vú, âm hộ, âm đạo...
Mức độ phơi nhiễm với nội tiết tố oestrogen của phụ nữ do nhiều yếu tố chi phối
như thai nghén, tuổi có kinh lần đầu, hỗ trợ điều trị tuổi mãn kinh...
Rượu bia
Người uống quá nhiều bia rượu (nghiện rượu) tăng nguy cơ mắc
các bệnh ung thư ở miệng, họng, thanh quản, thực quản, gan và vú. Các nghiên
cứu chỉ ra rằng nguy cơ ung thư sẽ tăng theo lượng rượu uống hàng ngày. Và điều
tất nhiên là nguy cơ mắc các bệnh ung thư sẽ tăng càng cao ở 1 người vừa nghiện
rượu vừa hút nhiều thuốc lá. Do đó, những người nghiện rượu nên hạn chế tối đa
hoặc bỏ hẳn rượu và thuốc lá.
Thiếu dinh dưỡng và lười vận động
Nếu chế độ ăn uống không đủ chất, và lười vận động có thể
làm cớ thể thừa cân đồng thời làm tăng nguy cơ mắc 1 số bệnh ung thư. Ví dụ,
chế độ ăn uống nhiều chất béo làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng, hoặc
ung thư tử cung hoặc ung thư tuyến tiền liệt. Lười vận đồng và thừa cân là
những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư thực
quản, ung thư thận, hoặc ung thư tử cung...
Thức ăn cũng là 1 yếu tố nguy cơ gây ung thư
Tỷ lệ mắc các bệnh ung thư do thực phẩm bẩn ngày càng cao.
Tuy nhiên cũng có 1 số loại thức ăn được liệt vào danh sách có nguy cơ gây bệnh
ung thư cao nên tránh sử dụng hoặc hạn chế như các loại ủ chua, ướp muối, ngâm
dấm, nướng, hun khói, hoặc các thực phẩm sử dụng nhiều chất bảo quản.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét